Nguồn gốc lịch sử Đàn_tỳ_bà

Đàn Qanbus được cho là thuỷ tổ của tỳ bà theo con đường tơ lụa tới Trung QuốcCác loại đàn Oud của Ba TưĐàn Barbat Ba TưĐàn tỳ bà thời Ngũ đại.Tỳ bà thời nhà Thanh

Đàn tỳ bà có từ thời Trung Hoa cổ đại, theo một số ghi chép là khoảng hơn 2000 năm lịch sử.[2]. Truyền thuyết Trung Quốc cho rằng, xưa kia có một Tán Viên lực ngoại dùng ngọc thạch chôn hàng ngày năm mà luyện nên nhạc khí, không ngờ bị thất bại nên vứt bỏ. Lúc này có một Kiều Nữ đi ngang qua lấy về sửa lại và nó gọi là "tỳ bà". Đàn có âm thanh xuyên thấu cực cao, tiếng đàn lúc cao lúc thấp, tiết tấu lúc nhanh lúc chậm, mềm mại và đanh thép. Có vài vị tiên trên trời nhìn thấy thì phản chế lại rồi hoá thân xuống mà lưu truyền, từ đó đàn có tên gọi như bây giờ là đàn tỳ bà. Theo tác phẩm Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân và phim cùng tên có cảnh trên thiên đình, bầy tiên nữ cầm đàn tỳ bà múa cho những người nhà trời xem, nhất là Ngọc hoàng Thượng đế. Điệu múa ấy có tên "Vũ khúc Thiên đình" (嫦娥天宫舞曲).

Theo truyền thuyết vào đời Tần, có con dơi bỗng dưng sà vào đậu trên đầu đàn tỳ bà trong lúc một nghệ nhân đang gảy đàn mà đuổi đi đến 3 lần vẫn cứ bay trở lại không chịu rời đi. Từ đó mỗi đêm con dơi được nghe nghệ nhân chơi đàn cho đến ngày chết khô. Người nghệ nhân xúc động bèn cho làm một cây đàn tỳ bà đầu chạm hình con dơi thay cho chữ Thọ trước đó. Điều này mang ý nghĩa tiếng tỳ bà có thể hóa cảm một kẻ xấu thành người tốt, một hạng tiểu nhân thành bậc quân tử, một người từ trong tối thấy được ánh sáng. Nó được gọi là biên bức tỳ bà (蝙蝠琵琶).

Từ triều đại Tần – Hán cho đến Tùy – Đường, tất cả nhạc cụ gảy dây đều được gọi là Tỳ bà (琵琶, bính âm: pípá, Latin hóa: pipa), do đó có nhiều nhận định khác nhau về thuật ngữ này. Theo quyển Thích danh (釋名) thời Đông Hán, tỳ bà có thể là từ tượng thanh, có nguồn gốc từ âm thanh của nhạc cụ phát ra. Trong những văn bản cổ xưa nhất, cái từ “tỳ bà” dù được viết khác nhau (tỳ bà 枇杷 hay phê bà 批把) nhưng chúng vẫn có nguồn gốc từ người Hồ (có nghĩa là người ngoại quốc, người man di). Một tài liệu cuối thế kỷ thứ 3 (thời nhà Tấn) cho biết thuật ngữ “tỳ bà” đã xuất hiện trong triều đại nhà Tần (221–206 TCN). Ngày nay, một số nhà nghiên cứu cho rằng cho rằng tỳ bà có khả năng xuất phát từ chữ “barbat” trong ngôn ngữ Ba Tư, nghĩa là đàn tỳ bà Trung Quốc có nguồn gốc từ Ba Tư là đàn Qanbūs của Ả Rập và đàn Barbat theo con đường tơ lụa vào Trung Quốc. Tóm lại, dẫu thuật ngữ tỳ bà xuất hiện đầu tiên trong thời kỳ nào, nó là từ ngoại nhập hay do người Trung Quốc nghĩ ra thì có một điều chắc chắn rằng trong triều đại nhà Tần có một loại đàn gọi là Tần tỳ bà.

Tranh lụa vẽ một phụ nữ chơi tỳ bà (thời Đường)

Người ta tin rằng loại đàn này mô phỏng hình thức thô sơ của đàn không hầu (箜篌), tức đàn hạc Tàu và Huyền đào (弦鼗) – loại nhạc cụ có những dây đàn căng trên cái trống nhỏ gắn tay cầm, được cho là do những người xây dựng Vạn Lý trường Thành chế tạo vào cuối triều đại nhà Tần. Tần tì bà có cần đàn thẳng, hộp cộng hưởng tròn và 4 dây đàn theo chuẩn 12 nốt. Kiểu này về sau phát triển thành đàn nguyễn – nhạc cụ được đặt tên từ họ của nhạc sĩ Nguyễn Hàm (阮咸) trong nhóm Trúc lâm thất hiền (竹林七賢). Tuy nhiên, cần chú ý, Tần tỳ bà có thân đàn tròn, do đó nó có thể là loại đàn trùng tên chứ không phải là loại tỳ bà mà chúng ta biết ngày nay (loại có thân đàn hình quả lê). Từ thời nhà Tống, thân đàn tỳ bà bị uốn cong xuống.

Về tỳ bà hình quả lê, có hai loại mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chúng có khả năng du nhập từ Trung Đông, từ vương quốc cổ Gandhāra (tiếng Phạn: गन्धार) hay Ấn Độ vào miền bắc Trung Quốc trong thế kỷ thứ 4. Loại thứ nhất gọi là Quy từ tì bà (龜茲琵琶,Bính âm:Qiū cí pípá), có cần đàn cong với 4 chốt chỉnh dây và 4 dây đàn. Loại thứ hai gọi là Ngũ huyền tì bà (五弦琵琶, Bính âm:Wǔ xián pípá), có cần đàn thẳng, 5 chốt chỉnh và 5 dây. Một số bức vẽ ở hang Mạc Cao ở tỉnh Đôn Hoàng đều phác hoạ hình ảnh tiên nữ quàng đàn tỳ bà ngang qua vai ra sau lưng bằng hai tay (飞天琵琶) trong số những tiên nữ khác thổi sáo, thổi sanh (khèn Trung Quốc),... hay các pho tượng tạc vị Bồ tát gảy tỳ bà tại các ngôi chùa Trung Quốc; nhất là bức tượng Trì Quốc Thiên Vương thân mình mặc giáp trụ. Tuy nhiên, thân hình màu trắng, tay cầm đàn tỳ bà, biểu thị sự vui vẻ, dùng âm nhạc giáo hóa chúng sinh.

Đàn tỳ bà thời Đường, đầu đàn hình lá đề chạm khắc hình rồng phượng và cần đàn congTỳ bà từ thế kỷ 15

Minh họa từ tác phẩm Hàn Quốc thế kỷ 15 cho thấy đàn tỳ bà theo phong cách thời Đường (sau đó vẫn được chơi ở Hàn Quốc nhưng có thêm các phím đàn không được tìm thấy trong hình dạng của tỳ bà triều đại nhà Đường) và đàn tỳ bà dân gian thời Joseon (mô phỏng tỳ bà thời Minh ở Trung Quốc) cổ và nhiều phím đàn. Đường tỳ bà đã được chơi với một que gảy, nhưng tỳ bà thời Minh được chơi bằng ngón tay.

Tỳ bà thời nhà Minh

Trong triều đại nhà Hán có loại đàn gọi là Hán tỳ bà. Nhạc cụ này có 4 dây đàn tượng trưng cho 4 mùa, còn chiều dài của đàn tượng trưng cho Thiên – Địa – Nhân và Ngũ hành. Đến triều đại nhà Tống thì những nhạc cụ gảy dây khác đã có tên riêng, thuật ngữ “tỳ bà” chỉ còn được sử dụng độc quyền cho nhạc cụ hình quả lê.

Nhìn chung, việc miêu tả những loại tỳ bà có hình quả lê xuất hiện khá nhiều từ giai đoạn Nam Bắc triều cho tới đời nhà Đường. Trong triều đại nhà Đường, tì bà phát triển rực rỡ, trở thành nhạc cụ chính trong hoàng cung. Triều đình triệu những nhạc sĩ Ba Tư, Quy Từ và các thầy dạy đàn đến kinh đô Trường An để giảng dạy, biểu diễn và chế tạo tỳ bà. Trong thời kỳ đó, nhiều nghệ nhân làm đàn tỳ bà rất công phu với những nét hoa văn chạm khắc tuyệt hảo. Mô típ chạm khắc thường có liên quan đến Phật giáo.

Loại tỳ bà 4 và 5 dây đặc biệt phổ biến trong triều đại nhà Đường, chúng lan tỏa sang Nhật Bản, Việt Nam và Hàn Quốc cũng trong triều đại này.

Bên cạnh loại tỳ bà thông thường còn có một loại khác gọi là Nam âm tỳ bà (南音琵琶;Bính âm:Nányīn pípá, viết gọn là nanpa) hay Nam quản tỳ bà (南管琵琶,Bính âm:Nán guǎn pípá), gọi dân dã là “tỳ bà miền Nam” hoặc “tỳ bà nằm ngang”. Nhạc cụ này có nguồn gốc ở khu vực trung tâm Trung Quốc, về sau được đưa tới tỉnh Phúc Kiến rồi được dùng chủ yếu ở tỉnh này. Nam âm có thân đàn khá giống loại tì bà thông thường, những khác biệt chính nằm ở chỗ phím đàn, trục đàn và mặt thân đàn sơn màu đen. Cần và thân đàn được làm từ một khối gỗ duy nhất (thường là gỗ thông, không nặng bằng tỳ bà thông thường); tuy nhiên có trường hợp mặt thân đàn lại làm từ gỗ quý. Phần đầu trục cong ngược ra phía sau, phần này và chốt chỉnh được làm riêng. Mỗi bên hông thân đàn có một lỗ thoát âm hình trăng lưỡi liềm. Dưới ngựa đàn có một lỗ nhỏ hình thoi. Nam âm tỳ bà chỉ có 4 phím đàn chính (thay vì 6 như tỳ bà thông thường, không có phím trên cùng và phím dưới cùng), làm từ những miếng gỗ hình tam giác, phủ ngoài bằng vỏ rùa biển; ngoài ra còn 9-10 phím thấp và mỏng cũng làm từ một loại gỗ theo thang âm diatonic. Phần bàn phím ở hai bên hông những phím tam giác được khảm xà cừ. Nam âm tỳ bà có 4 dây nilon, chỉnh tone giống tỳ bà thông thường, nhưng nhạc cụ này được chơi ở tư thế nằm ngang giống guitar chứ không dựng đứng tựa trên đùi như tỳ bà thông thường. Khi diễn tấu người ta thường dùng miếng gảy hơn là sử dụng ngón tay hoặc móng giả. Trong khi đó, Bắc quản tỳ bà (北管琵琶,Bính âm:Běiguǎn pípá) có tất cả 19 phím và phần cần đàn có tứ Thiên Vương làm bằng ngà voi, dây sắt và khảm xà cừ. Để cho dễ phân biệt với Nam quản tỳ bà với đầu cần đàn hình lá đề thì bắc quản tỳ bà có đầu đàn hình dơi.

Một loại tỳ bà khác có tên là Động tỳ bà (侗琵琶;Bính âm:Dòng pípá), trông không giống lắm loại tỳ bà thông thường, vì nó có thân đàn hình trái tim chứ không phải quả lê. Đồng tỳ bà là đàn tỳ bà của tộc người Động (侗族) nói tiếng Đồng Thủy (侗水語), cư trú rải rác ở tỉnh Quý Châu, Hồ Nam, Hồ Bắc và khu tự trị Quảng Tây thuộc miền nam Trung Quốc. Đồng tỳ bà được làm từ một khối gỗ khoét rỗng, có một lớp gỗ mỏng dán keo ở mặt trước thân đàn; cần và trục đàn làm từ một khối gỗ khác, thường thì trông khá giống cần đàn Tam huyền (三弦; Bính âm:Sānxián) hay cần đàn Tam vị tuyến (三味線; nihongo: shamisen) Nhật Bản. Đồng tỳ bà có 2 hoặc 3 phím đàn và 4 dây đàn chỉnh bằng 4 trục tròn dài. Các dây này chạy căng trên một ngựa đàn gỗ nhỏ tới một chốt dây nhỏ ở cuối thân đàn. Người ta thường sử dụng Đồng tỳ bà để đệm hát và khiêu vũ bằng cách đánh chập (strumming).

Nhìn chung, đến triều đại nhà Tống thì loại tỳ bà hình quả lê có 5 dây đã mai một, không còn được sử dụng nữa. Vào đầu thế kỷ 21 người Trung Quốc đã cố khôi phục lại loại đàn này, tạo ra loại tỳ bà 5 dây hiện đại mô phỏng từ loại đời nhà Đường, ngoài ra họ còn chế tạo Tì bà điện (电琵琶;Bính âm: Diàn pípá)[3].Trên thực tế, đây là loại tỳ bà thông thường, được gắn thêm những pickup nam châm kiểu guitar điện để khuếch đại âm thanh thông qua một amplifier hay PA system (hệ thống phân bố và khuếch đại âm thanh điện tử thông qua microphone, amplifier và loa). Trên thị trường còn có loại Tụ trân tỳ bà (袖珍琵琶 Bính âm:Xiùzhēn pípa) - nhạc cụ đồ chơi của Trung Quốc. Nó là phiên bản nhỏ xíu của đàn tỳ bà thông dụng, có kích cỡ khác nhau. Tùy theo kiểu, tụ trân tỳ bà có từ 2 đến 5 dây, thân đàn hình quả lê; cần và trục đàn dài ngắn khác nhau. Kiểu nhỏ nhất nằm gọn trong lòng bàn tay, kiểu lớn nhất dài trên 40 cm.

Một cây liễu cầm - tỳ bà mini

Một loại đàn giống với tỳ bà là liễu cầm (tiếng Trung: 柳琴; bính âm: liǔqín) hay còn gọi theo âm Hán Việt là Thổ tỳ bà (tiếng Trung: 土琵琶; bính âm: tǔpípá), nhỏ hơn (đôi khi loại Thổ tỳ bà có vỏn vẹn 3 dây tương đương với 3 chốt). Phạm vi tần âm của nó cao hơn nhiều so với tỳ bà và nó có vị trí đặc biệt của riêng mình trong âm nhạc Trung Quốc, cho dù là trong nhạc hòa tấu hay trong các bản độc tấu. Đây là kết quả của sự hiện đại hóa trong việc sử dụng nó trong những năm gần đây, dẫn đến tình trạng liễu cầm tăng dần từ một nhạc cụ đệm trong nhạc kịch dân gian Trung Quốc, đến một nhạc cụ được đánh giá cao về chất âm và âm độc đáo.Vị trí của nhạc cụ thấp hơn tỳ bà, được giữ theo đường chéo như đàn nguyễn và đàn nguyệt của Trung Quốc. Giống như đàn nguyễn và không giống như tỳ bà, dây của nó được nâng lên bởi cầu đàn và bảng âm có hai lỗ âm thanh nổi bật. Cuối cùng, nhạc cụ được chơi với một lựa chọn với kỹ thuật tương tự như cả đàn nguyễn và đàn nguyệt, trong khi tỳ bà được chơi bằng ngón tay. Do đó, liễu cầm thường được chơi độc tấu và hoà tấu bởi những người có kinh nghiệm chơi đàn nguyễn và đàn nguyệt. Hiện tại, có cả đàn tỳ bà đồ chơi của Disney Trung Quốc, lấy cảm hứng từ phim hoạt hình Hoa Mộc Lan. Thân đàn và cổ đàn màu hồng với 4 dây thép mảnh, kích thước đàn tương tự liễu cầm.[4] Cũng như tỳ bà, liễu cầm cũng có loại 5 dây gọi là Ngũ huyền liễu cầm (五弦柳琴).